Nghệ nhân điêu khắc Thanh Phong nặng lòng với tượng Phật Việt Nam!
Nhắc tới điêu khắc Tượng Phật, đa số người ta sẽ nhớ tới cái tên Tượng Phật Thanh Phong. Mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng khoảng 20 năm trở lại đây Tượng Phật Thanh Phong đã có 1 chỗ đứng vững chắc trong thị trường Tượng Phật tại Việt Nam. Đi tới ngôi chùa nào, cũng dễ dàng bắt gặp những pho tượng Phật mang phong cách vừa hiện đại, vừa cổ kính lại trang nghiêm với những đường nét hoa văn tinh tế, thể hiện được đầy đủ được 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của các vị Phật, nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống tâm linh của Phật Giáo thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Người tạo ra những pho tượng giá trị ấy chính là nghệ nhân Đỗ Thanh Phong – sinh năm 1978, sống tại Huyện Củ Chi, tp HCM.
Khi được bà ngoại dẫn đi chùa, anh mới có duyên biết đến Tam Bảo, biết đến Tượng Phật. Nhìn bức tượng Phật hồi đó được làm từ đất nung rất mộc mạc, đơn sơ, tự nhiên trong lòng anh khởi lên ý nguyện muốn tạo ra những pho Tượng Phật trang nghiêm, gần gũi hơn. Kể từ đó, mặc dù chưa biết gì về điêu khắc nhưng anh vẫn miệt mài mỗi ngày lấy đất sét ra nặn thành hình người đứng trên bông sen mà trong anh nghĩ đó là Phật.
Đến năm 16 tuổi, đam mê trong anh ngày càng lớn, nghệ nhân quyết định đi học nghề điêu khắc Tượng Phật. Sau khi ra nghề anh được làm tại 1 xưởng điêu khắc Tượng phật có tiếng tại Sài Gòn thời đó, với mức thu nhập khá ổn định ,nhưng nghệ nhân lại cảm thấy những mẫu Tượng Phật anh tạo ra vẫn chỉ là những khối đất, đá vô hồn. Mang theo những chăn trở và khát khao tạo ra được những bức Tượng Phật không chỉ đẹp, mà phải có hồn. Anh Phong quyết tâm tìm đến những vị nghệ nhân gạo cội trong nghề khắp Việt Nam, rồi đi các nước đã phát triển ngành điêu khắc như Pháp, Thái Lan, đài Loan để học hỏi những kỹ thuật điêu khắc, đúc tượng tiên tiến và hiện đại. Ngoài ra anh cũng tham khảo kinh sách, hình ảnh các mẫu Tượng Phật của các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia…để tìm ra những nét chung. Nghệ Nhân cũng xin những lời cố vấn, chỉ dạy của các quý thầy như Thầy Thích Thanh Phong ( Trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm)…. để tìm hiểu thêm về những nét riêng của văn hóa tâm linh tại Việt nam và những mong muốn của người thỉnh tượng, để tạo ra được những mẫu Tượng Phật hoàn hảo nhất. Với đôi bàn tay khéo léo, và tính cẩn thận cần cù ngày đêm nghiên cứu và học hỏi cuối cùng anh cũng tạo ra được bộ Tượng Phật Tam Thế cao 1m50, lần này người nghệ nhân tinh tế gửi gắm những cảm xúc của mình qua những đường nét hoa văn nên bức tượng thật sự mới có hồn, toát lên được vẻ đẹp oai nghi, và trí huệ của Phật, mang đậm nét văn hóa tâm linh của người Việt nhưng vẫn giữ được nét đặc chưng của Phật Giáo thế giới. Từ đó Nghệ Nhân đã quyết định mở một xưởng điêu khắc Tượng Phật mang tên: “ Cơ sở sản xuất tượng Phật Thanh Phong” sau nay được đổi thành “ Công ty TNHH Mỹ Nghệ Thanh Phong”, với mong muốn có thể góp phần tạo nên vẻ đẹp nghệ thuật Phật Giáo Việt nam.
Suốt 14 năm kể từ ngày mở xưởng điêu khắc Nghệ Nhân cũng trải qua không ít những khó khăn, có lúc tưởng chừng như muốn dừng lại. Nhưng vì niềm đam mê, sự khao khát muốn tạo ra những mẫu Tượng Phật đẹp, chất lượng lưu giữ những tinh hoa giá trị cao quý của Phật Giáo Việt Nam. Nên anh vẫn cố gắng theo đuổi cho tới ngày hôm nay. Đối với anh Tượng Phật không chỉ đơn thuần là khúc gỗ, là cục đá, mà đối với anh Tượng Phật còn thể hiện sự từ bi, trí huệ của Đức Phật khiến người ta nhìn thấy ngài là thấy sự bình an, thanh tịnh. Nên để chọn được vật liệu phù hợp Thanh Phong cũng phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng, gỗ thì đẹp và quý nhưng lại hiếm để chọn được một khúc gỗ tạc tượng mà không bị cong vênh nứt nẻ không phải dễ dàng, mà giá thành lại cao. Xi măng, bột đá, thạch cao thì tạo ra một bức tượng Phật không có hồn, lỡ có hư hỏng thì rất khó sửa; nên cuối cùng anh đã chọn nhựa composite để tạo ra những mẫu Tượng Phật tinh sảo và chất lượng nhất. Và từ đó Nghệ Nhân Thanh Phong trở thành người Việt Nam đầu tiên tiên phong điêu khắc và sản xuất số lượng lớn Tượng Phật bằng nhựa composite.
Nghệ Nhân cũng không ngại trao truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm mình có, anh sẵn sàng chia sẻ tận tình cho các đàn em của mình, có người thì ở lại làm việc gắn bó với anh và cũng có rất nhiều người đã tự mở xưởng điêu khắc tượng Phật riêng. Điển hình có nghệ nhân Võ Văn Long là đàn anh vào nghề trước nhưng đã gắn bó với xưởng điêu khắc tượng Phật Thanh Phong từ những ngày đầu tiên cho tới bây giờ. Với đôi tay tài hoa Nghệ nhân cũng đã cống hiến cho Thanh Phong những tác phẩm điêu khắc có giá trị cao.
Bên cạnh đó cũng không thể không nhắc tới nghệ nhân Nguyễn Thanh Tâm, mọi người thường gọi là Thiên Trường một người học trò trung thành cũng như cánh tay phải đắc lực của Thanh Phong. Với bộ óc tinh tế, biết kế thừa và phát huy những bí quyết kinh nghiệm nghề nghiệp của các nghệ nhân đi trước, cộng thêm tuổi trẻ và niềm đam mê mãnh liệt với nghề điêu khắc nên anh liên tục sáng tạo ra những mẫu tượng Phật mới với những màu sắc hoa văn hiện đại. Ngoài ra anh còn thiết kế ra nhiều mẫu tranh Phật, ốp trần phù điêu mang tính thẩm mỹ cao.
Còn đối với các công nhân trong xưởng anh Phong chia sẻ: “Tôi luôn coi họ như những người anh, chị em, con cháu trong nhà, chứ chưa bao giờ tôi nghĩ họ là người làm thuê cho tôi, bởi không có họ đồng hành cùng thì tôi cũng không có ngày hôm nay”. Gặp ai thấy khổ, thấy thương, không có việc làm anh đều nói về làm phụ anh,rồi cùng chia sẻ với nhau từ bao gạo, bó rau; bởi vậy ai thấy anh cũng đều yêu mến.
Thời gian qua ngoài chuyên tạc những pho tượng từ 30cm – 10m, anh cũng đã hợp tác với các Chùa và điêu khắc thành công một số công trình tượng Phật lớn như tượng Phật Bổn Sư cao 32 mét tại Chùa huệ… (thành phố Kon Tum), tượng Phật A Di Đà cao 24 mét tại Chùa Kim Tiên ( An Giang), tượng Phật Quan Âm cao 18 mét tại Chùa Huỳnh Đạo ( Châu Đốc)……. Nhưng khi hỏi anh tâm huyết và tâm đắc nhất với công trình nào thì anh trả lời :“ đối với tôi làm bất kể sản phẩm nào tôi cùng dành hết cái tâm và đức của mình để tạo ra được những pho tượng Phật đẹp và chất lượng nhất, tôi không thể vì sự cạnh tranh giá cả mà sử dụng những chất liệu rẻ, tôi muốn từng chi tiết và đường nét hoa văn phải được tô vẽ cẩn thận, tinh tế. Nhưng thực sự tôi chưa cảm thấy mãn nguyện hay tâm đắc với mẫu tượng Phật nào cả, tôi luôn khao khát mình phải làm được hơn thế nữa, đẹp hơn nữa, chất lượng hơn nữa, nếu cảm thấy tâm đắc, mãn nguyện rồi thì sự sáng tạo của tôi sẽ bị ngủ quên. Ngày nào còn được mọi người yêu mến, tin tưởng để tôi điêu khắc tượng Phật thì ngày đó tôi sẽ cố gắng, nỗ lực hơn nữa để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật Phật Giáo đặc sắc”.
=> Bấm vào đây để xem thêm các mẫu tượng do thanh phong điêu khắc và sản xuất.
Xem Thêm: Facebook: Tượng Phật Thanh Phong
Fanpage Tượng Phật Nhựa thanh Phong
Youtube Thanh Phong