DANH MỤC SẢN PHẨM
- Tượng Mục Kiền Liên Bồ Tát
- TƯỢNG NGÀI A NAN CA DIẾP
- TƯỢNG ĐỒNG TỬ ( TIÊN ĐỒNG NGỌC NỮ)
- TƯỢNG MẸ DIÊU TRÌ ĐỊA MẪU
- Tượng Phật Ngũ Phương
- Tượng Tây Phương Tam Thánh
- Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca
- Tượng Địa Tạng Bồ Tát
- Tượng Phật A Di Đà
- Tượng thiên thủ thiên nhãn
- Tượng Phật Dược Sư
- Tượng Phật Di Lặc
- Tượng Văn Thù Phổ Hiền
- Trần La Phong - Phù Điêu Vạn Phật
- Tiêu Diện - Hộ Pháp - Kim Cang
- Tượng Quan Âm Bồ Tát
- Tượng Phật Chuẩn Đề
- Bộ 12 hoá thân của ngài quan âm
- Bộ 32 hoá thân của ngài quán âm
- Bộ tượng thập bát la hán
- Tượng Phật Đản Sanh
- Hình Ảnh Xưởng Sản Xuất Và Cửa Hàng Trưng Bày
- Tượng Các Vị Tổ
- Các Mẫu Tượng Khác
- Hoa Văn Trang Trí Trên Nóc Chùa
- Các Chùa Thỉnh Tượng Phật Thanh Phong
Tư vấn bán hàng
Hotline
0908.258.040
Hình ảnh cửa hàng
Tin mới nhất
Tượng Tổ Đạt Ma 1m40
Sản phẩm cao cấp vẽ hoa văn.
Chất liệu nhựa composite.
Thanh Phong nhận tạo mẫu và sơn vẽ theo yêu cầu.
Hotline: 0916.258.040 ( Thanh Phong)
Xưởng Sản Xuất: 47/8 Đường Số 3, Tổ 4, Ấp Bàu Sim, xã Tân Thông Hội, Huyện Củ Chi, Tp HCM
Mô tả sản phẩm
Tổ Đạt Ma được coi là người truyền bá và sáng lập ra Thiền học và Võ thuật tới Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ngài đã truyền thụ phương pháp rèn luyện thân thể cho các nhà sư Thiếu Lâm và dẫn đến việc hình thành môn võ Thiếu Lâm. Ngài cũng là người sáng lập và truyền bá Thiền Phật giáo Trung Quốc. Còn rất ít thông tin về tiểu sử của ngài, chủ yếu chỉ còn lại là truyền thuyết. Truyền thuyết về nguồn gốc của ngài cũng khác nhau, tại Trung Quốc tồn tại 2 truyền thuyết về Đạt Ma Sư Tổ, tại Ấn Độ truyền thuyết kẻ rằng Bồ Đề Đạt Ma là con trai thứ ba của một vị vua Pallava Tamil từ Kanchipuram, trong khi ở Nhật Bản truyền thuyết kể rằng Tổ Đạt Ma đến từ Ba Tư.
Đạt Ma Sư Tổ là truyền nhân của Vị Tổ thứ 27, sau khi trở thành vị Tổ thứ 28, Đạt Ma Sư Tổ nghe theo lời Thầy xuất dương truyền pháp cũng như tìm hiểu thế sự, giác ngộ con người. Đạt Ma Sư Tổ xuống thuyền đi về hướng Nam Trung Hoa năm 520. Ngài đến Trung Hoa (Trung Quốc ngày nay) và gặp được vua Lương Vũ Đế. Vua Lương Vũ Đế là người sùng đạo Phật, nên ông cho xây nhiều chùa chiền, sau đó Đạt Ma Sư Tổ giảng giải với vua về việc tích đức để đời nhưng vua không lĩnh ngộ được.
Cuộc gặp với Lương Vũ Đế cho Đạt Ma Sư Tổ thấy rõ là chưa đến thời truyền pháp tại Trung Quốc. Đạt Ma Sư Tổ băng qua sông Giang Bắc, thẳng đường qua nước Ngụy, lên núi Tung Sơn. Nơi đây, Phật Đạt Ma tu thiền định, chín năm quay mặt vào vách không nói, cũng tại đây, Huệ Khả đã gặp Bồ Đề Đạt Ma để lại truyền thuyết bất hủ về việc quyết tâm học đạo của mình.