DANH MỤC SẢN PHẨM
- Tượng Mục Kiền Liên Bồ Tát
- TƯỢNG NGÀI A NAN CA DIẾP
- TƯỢNG ĐỒNG TỬ ( TIÊN ĐỒNG NGỌC NỮ)
- TƯỢNG MẸ DIÊU TRÌ ĐỊA MẪU
- Tượng Phật Ngũ Phương
- Tượng Tây Phương Tam Thánh
- Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca
- Tượng Địa Tạng Bồ Tát
- Tượng Phật A Di Đà
- Tượng thiên thủ thiên nhãn
- Tượng Phật Dược Sư
- Tượng Phật Di Lặc
- Tượng Văn Thù Phổ Hiền
- Trần La Phong - Phù Điêu Vạn Phật
- Tiêu Diện - Hộ Pháp - Kim Cang
- Tượng Quan Âm Bồ Tát
- Tượng Phật Chuẩn Đề
- Bộ 12 hoá thân của ngài quan âm
- Bộ 32 hoá thân của ngài quán âm
- Bộ tượng thập bát la hán
- Tượng Phật Đản Sanh
- Hình Ảnh Xưởng Sản Xuất Và Cửa Hàng Trưng Bày
- Tượng Các Vị Tổ
- Các Mẫu Tượng Khác
- Hoa Văn Trang Trí Trên Nóc Chùa
- Các Chùa Thỉnh Tượng Phật Thanh Phong
Tư vấn bán hàng
Hotline
0908.258.040
Hình ảnh cửa hàng
Tin mới nhất
Hotline: 0916.258.040 ( Thanh Phong)
Xưởng Sản Xuất: 47/8 Đường Số 3, Tổ 4, Ấp Bàu Sim, xã Tân Thông Hội, Huyện Củ Chi, Tp HCM
Mô tả sản phẩm
Tổ Sư MINH ĐĂNG QUANG, thế danh Nguyễn Thành Đạt, tự Lý Hườn, sinh ra đời lúc 10 giờ tối ngày Tân Tỵ 26 tháng 09 năm Quý Hợi 1923 tại làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long miền Nam – Việt Nam.
Thân phụ Ngài là cụ ông Nguyễn Tồn Hiếu, thân mẫu là cụ bà Phạm Thị Nhàn. Từ bao đời gia đình song thân vốn có nền nếp ăn ở theo đạo thánh hiền, tu nhân tích đức, được người đương thời khen ngợi là gia đình hiền lương nhân nghĩa. Trong gia đình ông bà cụ có tất cả năm người con, Ngài là con út. Trước Ngài có bốn anh chị, cụ bà đều thọ thai và sinh nở bình thường, nhưng đến Ngài thì cụ bà mang thai đến 12 tháng mới khai hoa. Mười tháng sau, ngày 25 tháng 07 năm Giáp Tý 1924, cụ bà bịnh nặng và qua đời , hưởng dương 32 tuổi ( sau này Ngài vắng bóng cũng năm 32 tuổi ). Từ đó về sau Ngài được thân phụ và bà kế mẫu Hà Thị Song nuôi dưỡng đến ngày trưởng thành. Cụ ông mất ngày mùng 5 tháng giêng năm Mậu Thân 1968, thọ 75 tuổi.
Thuở nhỏ tuy sinh trưởng và lớn lên ở một làng vùng quê nhưng Ngài có trí thông minh khác hơn những trẻ cùng thời. Phong cách đi, đứng, ăn, mặc, nói làm. . . đều thể hiện đức tính trang nghiêm điềm đạm hơn chúng bạn. Chính nhờ vậy mà ngay từ lúc còn niên thiếu Ngài được thân phụ rất yêu quý và mọi người chung quanh đều một lòng thương mến. Đến tuổi cắp sách vào trường, Ngài luôn chăm chỉ học hành, bài vở thầy dạy đến đâu Ngài thông suốt đến đó và mỗi năm mỗi tiến phát.
Ngoài giờ học tập ở trường, Ngài giúp đỡ việc nhà, hầu hạ cha mẹ. Và hơn nữa, Ngài rất siêng năng ưa thích nghiên cứutìm hiểu sách vở ghi chép sử liệu các tôn giáo, nhất là tam giáo: Thích – Đạo – Nho. . . Ngài tìm tòi học hỏi rất tường tận. Nhờ vậy mỗi khi chuyện vãn với những người thiện duyênquen lạ gặp gỡ, Ngài đều luận giải mọi vấn đề một cách tinh tường và được người người kính phục.
Vốn được hấp thụ nề nếp đạo đức nho phong nên Ngài thường tới lui các nhà đạo đức trưởng thượng đương thời để tham vấn đạo lý. Trong thời gian này, Ngài có tạo phía sau nhà một cái thất nhỏ để hằng ngày tiện bề tu tập tham thiền. Ngài thường trầm tư mặc tưởng, có khi cả đôi ba giờ đồng hồ. Có những buổi chiều Ngài thường hướng mắt về chân trời bao lavới vẻ mặt đăm chiêu như đang suy nghĩ điều gì mà chưa giải quyết được.
CON ĐƯỜNG XUẤT GIA, SỰ THỬ THÁCH VÀ ĐẠO QUẢ
Thôi thì thôi, thế thôi thì,
Vẹn nguyền, xin chịu lỗi nghì với cha.
Thiếu niên ngày nọ lìa nhà,
Vượt biên giới Việt – Miên xa dặm ngàn.
Lên non tìm động hoa vàng,
Tầm sư học đạo chốn Nam Vang thành.
Ngài rời Việt Nam đến Campuchia năm đó được 15 tuổi. Ngay từ buổi đầu gặp được một vị Thầy Việt lai Miên nổi tiếng đạo pháp cao siêu, Ngài liền cầu xin thọ giáo. Trải qua những cuộc trắc nghiệm cam go, rốt cuộc vị Thầy hoan hỷ tỏ lời khen ngợi và giao hết gia sản đạo nghiệp cho người đệ tử trông nom. Được bốn năm ở Campuchia, Ngài vừa làm xong bổn phận, vừa nghiên cứu Kinh Tạng và đường lối Y- Bát chơn truyền của Phật Tăng xưa. Tuy nhiên những điều Ngài đã thọ học nơi Thầy và những gì vị Thầy trao lại không thỏa mãn tâm nguyệncủa mình nên Ngài đã xin phép Thầy để trở về Việt Nam.
Cha già mái tóc điểm sương,
Mẹ xưa dưới mộ chút hương linh này.
Thôi thì theo cái xưa nay,
Lập gia thất để yên mây chín từng.
Nghĩa ân vành vạnh một vừng,
Có nàng thục nữ khuê trung dịu dàng.
Cảm ơn cứu tử ngàn vàng,
Nguyện cùng xướng họa cung đàn phu thê.
Phương danh nàng là Kim Huê,
Quê vùng Chợ Lớn vẹn bề công dung.
Gẫm trong trời đất vô cùng,
Nợ duyên âu cũng nghiệp chung muôn loài.
Hay là thánh ý Như Lai,
Muốn cho ôn lại trọn bài đau thương?
Đau thương là tính vô thường!
Vô thường là tính đoạn trường xưa nay.
Mãn khai vô thượng liên đài,
Trang nghiêm thị hiện Như Lai tọa thiền.
Sau khi chứng ngộ lý pháp nhiệm màu, với lòng hoan hỷ vô biên, Ngài trở lại gia đình để thông báo cho cụ ông Nguyễn Tồn Hiếu và mọi người biết, rồi lên Thất Sơn tiếp tục tu tập. Ngài dấn thân vào vùng núi Thất Sơn, nơi có nhiều núi non huyền bí , hang động sâu thẩm, có những bậc ẩn tu ít người thấy gặp. Ngài đến đây với tất cả lòng thành, quyết chí tu hành, hiến dâng cuộc đời cho Phật Pháp với mục đích thành tựu Phật quả. Giữa chốn núi cao chớn chở, cây lá phủ giăng bốn bề tịch lặng, chỉ nghe tiếng chim kêu vượn hú, làm bạn với cỏ cây. Đêm thì tham thiền tĩnh tọa, buổi sáng thì mang bình bát đi khất thực hóa duyên trong thôn xóm theo hạnh Phật Tăng xưa. Giờ ngọ thọ trai xong, Ngài trở về tìm chỗ tịch lặng để đi kinh hành và giữ mình thanh tịnh, trau dồi đạo quả. Năm 1946, do nạn chiến tranh tàn phá núi rừng, làm cho người tu không chỗ ở, nhân duyên Ngài gặp một vị hiền Sĩ thỉnh Ngài về làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho để tu tập và truyền báchánh Pháp. Ngài tự nghĩ: Đạo cốt tiếp vật lợi sanh, ở một mình chẳng phải như Tổ Qui Sơn đã nói, nên Ngài bằng lòng theo vị Hiền Sĩ này về Phú Mỹ khởi đầu cho công cuộc truyền bá Giáo Pháp Khất Sĩ.